CÁC TRƯỜNG PHÁI THIỀN ĐỊNH ĐƯA CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU ? Những bài viết này chỉ là quan điểm của người viết, không có thông tin độc lập để xác minh. Kính xin quí độc giả cẩn trọng khi đọc những bài viết này. Xin cám ơn. Tam Tiểu Thư. Ông Tổng Quản thử xem cuốn “ tạp thư ” có thông tin gì về “ hậu ” thiền định.Tôi thấy rất đáng quan ngại về hệ quả của thiền định, thông tin tiêu cực và tích cực đều có. Vậy, thực sự thiền định đưa mình đi về đâu? Ông Tổng Quản. Theo cuốn “tạp thư “ chúng ta bắt đầu bằng một thí dụ rất đời thường . Phương tiện giao thông là xe máy, xe hơi vv… rất phổ thông. Tuy nhiên, các phương tiện nói trên rất khác nhau từ giá cả cho đến cấu tạo. Giá có thể giao động từ vài trăm USD cho đến vài trăm ngàn USD, xe đã qua sử dụng , xe có thể bay được như TERRAFUGIA. Cầu trước, cầu sau , 2 cầu bán thời gian, 2 cầu toàn thời gian. Máy điện như TESLA, máy dầu, máy xăng vv… Vâng, thiền định có lẽ cũng vậy . Mới biết thấy có vẻ gống nhau , yoga đỉnh cao cũng là thiền định , cụ thể là trường phái RAJA YOGA Mật Tông Tây Tạng có nhiều hệ phái, khoảng 4 hệ phái. Tuy nhiên, mức cuối cùng vẫn là thiên định .Theo giáo trình chính qui ở Tây Tạng , thời gian học là 4 năm, cuối cùng cũng là thiền định theo kiểu tây tạng , có rất nhiều trường phái thiền định mới, quốc nội cũng như quốc ngoại. Cho dù có hình thức là thiền định hay cái gì đó tương tự , nhưng bản chất lại vô cùng khác biệt . Do đó , hệ quả cũng rất khác nhau . Tam Tiểu Thư. Tôi nghĩ thiền định là thiền định ! sao thiền định lại khác nhau phải không quí vị? Ông Tổng Quản. Trên thực tế, thiền định ít nhất phải chia ra làm 2 loại cơ bản hoàn toàn khác biệt về bản chất . Do đó, hệ quả rất khác biệt .
B/ Có trường phái lại dựa vào các thực thể không xác định được, với mục đích để thực hiện tác ý của mình ở cảnh dục giới, thế gian gọi là pháp sư chẳng hạn , truyền thuyết cho là thờ thiên linh cái, ma xó vv… -Nếu chỉ xét thiền định là việc tập trung tinh thần vào 1 đối tượng nào đó , thì rõ ràng là có quá nhiều trường phái . Tam tiểu thư. Ông thử lần lượt nói về hệ quả của một số trường phái điển hình. Chúng ta bắt đầu bằng trường phái loại 1 là dựa vào chính bản thân của mình . Ông Tổng Quản . Vâng! Chúng ta bắt đầu bằng trường phái dựa vào chính mình . - Xin thưa cùng quí độc giả. - Có lẽ trong lịch sử thiền định của nhân loại, loại thiền định dựa vào chính mình chỉ có 1 không 2, có 2...không phải để show hàng, có lẽ chúng ta nên biết sơ qua về trường phái này. Chính ở thế kỷ 21 này thực tế cho thấy , có lẽ trường phái dựa vào chính mình của SAKYA MUNI đã mô tả đúng thân phận con người . Có một quí ngài 104 tuổi không muốn sống tiếp, vì cho là chất lượng cuộc sống không còn; một cụ bà cho biết cuộc sống tới 128 tuổi là sự trưng phạt của Chúa! đây là một trong những lý do để tu thiền định của trường phái này . Muốn hiểu rõ hơn , kính xin quí độc giả tìm hiểu thêm đề tài “ tứ thánh đế”. Chính nhờ công cụ thiền định và kinh ngiệm thực tế của bản thân trong lúc thiền định , đã tạo ra học thuyết SAKYA MUNI .Công việc này kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là đến lúc chết . Khi được hỏi ai sẽ là vị thầy tương lai ? SAKYA MUNI trả lời “ sự hiểu biết chân chánh là thầy của mọi người ”. Nói tóm lại , đây không phải là một tôn giáo, mà đúng hơn là bộ môn khoa học của thế giới tự nhiên , nói về các qui luật , định luật… của thế giới tự nhiên . Kính thưa quí độc giả , quí độc giả có thể tìm thấy tư tưởng này với khái niệm “vô vi” của Lão Tử .Vâng ! người ta thường bảo “LES GRAND ESPRITS SE RENCONTRENT- GREAT MINDS THINK ALIKE ”, những tư tưởng lớn thường gặp nhau. - Dựa trên cơ sở này , cho nên trường phái SAKYA MUNI phát minh ra chánh định SAMASAMADHI hay nói đúng hơn , đưa SAMASMADHI lên một tầm cao mới, một vai trò mới quan trọng hơn trước rất nhiều nằm trong 8 cái chánh ( bát chánh đạo). - Có lẽ nhờ “chánh định” đã phát hiện ra 2 vấn đề quan trọng sau đây: 1- Cấu tạo của một chúng sanh bất kỳ , tính chất không ổn định của một cá thể không thể đảo ngược : sanh, lão, bệnh, tử vv…Bản chất của một chúng sanh là khổ. 2- Cảnh giới . Nhiều vô số kể , có bao nhiêu cấu tạo tâm , thì có bao nhiêu cảnh giới, xin quí vị nhớ lại “BIRDS OF A FEATHER FLOCK TOGETHER ”, hồng hạc có khi tụ lại cả triệu con ở 1 nơi , tạo ra cảnh giới hồng hạc trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Nhờ”chánh định” người tu thiền của trường phái SAKYA MUNI biết được các cảnh giới do chứng nghiệm của chính mình . Biết được giá trị của chánh định và biết được giá trị thật của các cảnh giới , e ngại hay nói đúng hơn, xa lánh việc dựa vào tha lưc để thiền định , hiểu rõ việc dựa vào tha lực để thành công , mau thành công , nhưng nó lại có những giới hạn và cái giá phải trả là sự lệ thuộc, do luật vay mượn thì phải trả.Tóm lại, vì mong cầu nên tự tạo ra sợi dây trói buộc ! Tam Tiểu Thư. Người tu thiền của trường phái này không nợ nần ai…thì có nhiều khả năng đạt được Niết Bàn, giải thoát, thành Tiên, thành Phật vv… Ông Tổng Quản. Có lẽ sự việc lại không đơn giản như vậy ! Tam Tiểu Thư. Nghiệp lực réo gọi ( thế gian tâm lý học gọi là “ bản năng”) nghiệp lực là một loại năng lượng( ENERGY ) mà chúng ta liên tiếp tạo ra, do sự thiếu hiểu biết của mình ( gọi là tâm si) các loại tâm đều tạo ra năng lượng nghiệp lực. Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu như nguyên lý bảo toàn năng lượng. Do đó, kể cả “thiền thiện tâm”( tâm tu thiền định mà có) cũng đưa tới luân hồi sanh tử.Vâng, thiền định thực sự đưa tới luân hồi sanh tử, mới nghe thì hơi bị “ sốc” nhưng đó là một sự thật, vì nó là qui luật của thế giới tự nhiên “ thiện nhân” thì có “ thiện quả”. Quí độc giả có thể tự hỏi cái gì đã tạo ra nghiệp lực? theo học thuyết của SAKYA MINI thì thân, tâm, khẩu , ý tạo ra nghiệp lực, điều này nếu xét cho kỹ ( vẫn theo học thuyết này) là không hợp lý vì lý do sau đây: chính thân, tâm, khẩu, ý là hệ quả ít nhiều của nghiệp lực. Vâng có lẽ chính cái “ tôi”, chủ nhân ông của tất cả mọi thứ đã tạo ra nghiệp lực, như vậy chỉ có chủ thuyết “ hữu ngã” mới giải thích được nghịch lý nói trên. Mong quí độc giả nhớ lại triết học phương tây cũng có nói tới một cái gì đó hữu ngã tương tự. COGITO ERGO SUM ( la tinh) Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu Xem ra cái tôi là một loại “ thượng đế” nói theo kiểu triết học ,nhưng có lẽ vì có tự do tuyệt đối, nên đã tự hủy diệt tự do !đưa chính mình đến chu kỳ luân hồi sanh tử (nếu quí vị mặc định cho là có nhiều kiếp). Có lẽ vì lý do này mà có rất nhiều tôn giáo tu thiền cho là , con người là một “ tiểu linh quang” đến thế gian này để học hỏi (?) bị đọa đày (?!)vv… sẽ có ngày trở về với “ đại linh quang” sau khi hoàn tất. Tam Tiểu Thư. - Cứ chủ quan cho là, học thuyết Sakya Muni có nhân sinh quan và thế giới quan như vừa nói ở trên .Vậy họ đã giải quyết thế nào từ học thuyết cho đến thực tế ? Ông Tổng Quản Học thuyết cho biết , tất cả các cảnh giới đều có một tính chất cơ bản là không có thật ( vô ngã) và không ổn định ( vô thường), các cảnh giới gồm: dục giới , sắc giới kể cả vô sắc giới ( thế giới, cảnh giới tư tưởng).Tính chất thứ 2 là các cảnh giới đều khổ, thần, tiên, thánh vv… sự thật cũng rất khổ .Cái khổ của cảnh giới được mô tả như sau: do khát khao mong muốn cảnh thiên Cõi tiên Vì tình yêu mà mà tiên chịu đọa Cõi người ( dục giới) Có quí ngài sắp rinh xuống lỗ Người tu( dục giới) Có quí ngài cũng ham giải thoát Tam Tiểu Thư. Tôi hiểu rồi! vậy ông thử nói về cách giải quyết của trướng phái SAKYA MUNI. Ông Tổng Quản. Trường phái này đưa ra hai phương án ( những bài trước đã từng đề cập đến) 1-Bằng giải quyết tư tưởng 2-Bằng công cụ thiền định . -Cách số 1 giải quyết tư tưởng. -Gọi là giác ngộ là vỡ lẽ, thông suốt, thấu hiểu sự thật sau đây: mọi thứ đều không ổn định và bản chất không có thật , dù ở bất cứ trạng thái nào: dục giới,( sắc giới) hình ảnh( vô sắc giới) tư tưởng, chỉ có sự tịch tịnh là vĩnh hằng. -Tính chất không ổn định và không có thật của cảnh dục giới : Lũ đàn ông là loài dối trá - “ Khổ” là hệ quả vì chưa giác ngộ ( BODHI) Gối chẳng lạnh mà hoen nước mắt Thực tế ai cũng biết , giải quyết tư tưởng không phải là việc dễ, vì nó mâu thuẫn với cấu tạo tâm của chính mình , theo học thuyết SAKYA MUNI chúng ta ở cảnh dục giới có đầy đủ bất thiện tâm : tham, sân , si vv… và nhiều loại tâm tiêu cực khác( xét theo nấc thang tiến hóa) chúng ta đi ngược lại với cấu tạo của chính mình , thì e là tự mâu thuẫn , có thể đưa đến thác loạn tâm lý.Tâm “ si” ( hiểu sai sự thật là “ si” mê muội) hiện hữu ở tất cả chúng ta phải không quí vị? Khi đã ghét nhìn dơi hóa chuột Từ” si” là tâm sai lạc,đưa đến tâm “ sân” ( tức giận) muốn tàn phá đối tượng và cuối cùng đưa đến tâm tham ở góc cạnh tiêu cực là” ghét” là” chán chường”.” liệu pháp” giải quyết tâm lý , nghe thì dễ nhưng phân tích thì thấy không hề dễ. Không biết có ai làm được không ?chính bản thân SAKYA MUNI cũng không đi con đường nói trên , mà chọn con đường thiền định có lẽ thực tế hơn ,tuy khó thật đấy , nhưng khả thi . Chắc quí độc giả còn nhớ người Pháp có câu nói nổi tiếng tương tự “ trái tim có những lý lẽ , mà lý lẽ không biết đến ”( LE COEUR A SES RAISONS QUE LA/ RAISON NE CONNAIT PAS- BLAISE PASCAL ) .Xin phép nhắc lại câu nói của Trung Quốc “ non sông có thể đổi, bản tánh khó dời”.Tư tưởng ở đời thường cũng gặp nhau . Tam Tiểu Thư. Cách thứ 2 là thiền định , xin ông nói tiếp. Ông Tổng Quản. Hầu hết mọi người đều chọn cách thứ 2 là thiền định, Tuy nhiên, thiền định dựa vào “tự lực”thì có lẽ rất hiếm, mà “tha lực” thì nhiều vô số, từ thấp đến cao, đủ các chủng loại. Những quí ngài nổi tiếng trong lĩnh vực này hầu hết đều dựa vào tha lực, điều này có thể nhiều quí độc giả bất ngờ !thậm chí có vị còn dựa vào cả linh hồn của một con mèo Thái Lan , mà viết ra tác phẩm thuộc vào hàng BEST SELLER trên thế giới . Hiện tại, có lẽ nhiều quí độc giả biết đến 1 khoa học gia người Mỹ , công tác tại NASA , chính quí vị này cho biết là mình dựa vào 1 vong linh ở KENYA. -Vâng, tu thiền mà dựa vào chính mình thực sự là 1 thử thách ít ai vượt qua được , nó mâu thuẫn từ bản chất , đi ngược lại bản năng, phá vỡ cấu tạo tâm , sắc vốn có của chính mình, thách thức nghiệp lực và các định luật của thế giới tự nhiên . Chính tác giả là Sakya Muni có lẽ đã nói” con đường tôi đi là một con đường nhỏ hẹp, khó đi …” và còn tệ hại hơn nữa là “ thiền định không đưa tới giải thoát”và hệ quả của thiền định chỉ là kết quả khiêm tốn “ thần thông”. Quí độc giả nào tu thiền lâu năm ,thực sự đắc thiền định , thì có lẽ cũng có tâm trạng này , phiền não vì kết quả chỉ là một số kỹ năng phù phiếm, mà người đời gọi là thần thông, còn tương lai thì mịt mờ, lúc xuất định chúng ta chỉ là 1 người bình thường, đến lúc ngủ hồn xuất ra khỏi cơ thể vật lý lại càng thấy điều này rõ hơn nữa.Chính vì tình trạng này , mà Sakya Muni đã phải nhiều ngày thiền định (thời gian dài) theo truyền thuyết .Cuối cùng tìm ra kỹ thuật thoát ra khỏi thiền định, được gọi là “diệt thọ tưởng định”, đạt được cảnh giới , trạng thái “ tịch tịnh” trong một khoảng thời gian nào thôi, trạng thái ngắn ngủi của trạng thái “tịch tịnh” được gọi là “ Niết Bàn có giới hạn” . Kỹ thuật thiền định để đạt được cảnh giới này rất phức tạp và khó hiểu , chúng ta sẽ trở lại trong 1 bài khác về kỹ thuật này . Tam Tiểu Thư. Chẳng phải mình tôi, mà tôi nghĩ , quí độc giả cũng muốn biết ít nhiều về vấn đề này.Thật ra quí độc giả có rất nhiều vị tài giỏi,nhưng vì không có thời gian để tìm hiểu về vấn đề này và thực hành… Ông Tổng Quản. Phải nói đây là những họa tiết rực rỡ nhất của trường phái SAKYA MUNI , đã làm cho bộ môn thiền định nổi tiếng suốt mấy ngàn năm , cho đến ngày hôm nay .Tuy nhiên, nó lại khó hiểu có lẽ hơn cả thuyết tương đối và hình như không ai thực hiện được cả, sau SAKYA MUNI ! Chính nó là chiếc phao cứu sinh cho bộ môn thiền định ở vào thời điểm khủng hoảng của phi tưởng phi phi tưởng .Thế là làm sao? Đây là lý do , tu “ định” chưa đủ cần phải tu “ quán tưởng” nữa để loại trừ 10 loại “ não ma” ( ma phiền não). Chưa hết, về kỹ thuật thiền định phải chứng được 2 lần phi tưởng phi phi tưởng tốc hành tâm ( SAVANA) mới đạt được “ diệt thọ tưởng định” . Xin tóm tắt để quí độc giả dễ hiểu , dễ nhớ và biết đâu có ngày nào dùng tới thì có thể dùng được. 1-Quí độc giả phải thành thạo nhập được định ,đạt được tất cả các lớp định hữu săc và vô sắc (8 lớp cơ bản) 2-Quí vị phải quán tưởng 3 chân lý , 3 sự thât là: vô thường, vô ngã , khổ, để phá tan 10 phiền não cơ bản .Thí dụ : sơ thiền hữu sắc có 8 giai đoạn (4 đạo tâm, 4 đạo quả). Đây là những yếu tố cơ bản để đưa đến việc làm khô cạn các phiền não.Tương lai là miền đất hứa đang chờ đón mọi người gọi là NIRVANA (không biết có ai đến chưa?).Tuy nhiên, quí độc giả có thể tự hỏi “ rằng hay thì thật là hay” ! nhưng thực tế có khả thi hay không ?có lẽ đây là câu hỏi chưa có câu trả lời trong chiều dài lịch sử 2500 năm. Của trường phái SAKYA MUNI . Người Pháp thường nói “ TROP BEAU ETRE VRAI” xin phép phỏng dịch “ quá đẹp để có thể coi là có thật” Rất mong được quí độc giả đóng góp ý kiến để cùng tiến bộ trên con đường tiến hóa. còn tiếp BÚT DANH : MÔT CỘNG TÁC VIÊN ( Đăng ngày : 25.05 .2018 ) |