CƠ HỌC THIỀN ĐỊNH Hiện trạng bộ môn thiền định (tiếp theo) - Văn hóa Ấn Độ có để lại hai loại tài liệu, có thể coi là kỹ thuật về thiền định. - YOGA SUTRA chân ngôn PATANJALI. -Khởi thủy phải kể đến UPANISHAD hay Vedanta đã tìm ra ATMAN, một dạng bản thể, nhờ vào công cụ tương tự như nhập định. Chúng tôi nêu lên một câu chuyện hoàn toàn có thật, để quí đọc giả có thể hình dung thực trạng về việc thực hành thiền định, ít nhất là ở Việt Nam ngày hôm nay và có lẽ cả ở trên thể giới. Những tài liệu đã được nêu ở phần trên, được coi là những tài liệu giáo khoa chính qui về thiền định, thì tại sao lại có hiện tượng khủng hoảng về lý thuyết thiền định?. Nếu quí đọc giả đang thực hành thiền định, có thể tự hỏi là mình đang theo học giáo trình nào, của ai? Mức độ đáng tin cậy và hiệu quả thực tế căn cứ vào đâu?. Các giáo trình hiện tại ở Việt N am, hầu hết chỉ là sản phẩm chủ quan của một cá nhân nào đó, có thể là hư cấu, cơ sở mơ hồ, đã được tín ngưỡng hóa, đến múc mê tín, nếu có ý kiến gì khác với tập thể, thì bị cho là phạm thượng, sẽ bị thánh thần trừng phạt. Đây là hiện tượng mang tính chất xã hội Khó khăn về mặt lý thuyêt. Ở đây chúng ta nêu lên một tài liệu điển hình đang có tại Việt Nam, đã được quí cố Tỳ kheo Thích Minh Châu- Viện trưởng viên Đại Học Vạn Hạnh – dịch thuật. Để mô tả về tác giả, không còn từ ngữ nào xứng đáng hơn, mà phải gọi Ngài là “ giáo hoàng “ của trường phái Sakya Muni Viêt Nam. Uyên bác, thận trọng và khiêm tốn thể hiện ở rất nhiều tác phẩm khó khăn và quí giá. Với tác phẩm “ Thắng pháp tập yếu luận “ ABHIDHAMMAT THASANGAHA gọi tắt là Vi diệu pháp. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới nội dung có liên quan gì và trợ giúp được gì cho việc thực hành thiền định. Theo dịch giả, ngay trang đầu, dòng đầu “xem tác phẩm này là môn tâm lý học của phật giáo”, vẫn theo dịch giả, thì Lama GOVINDA cũng đồng quan điểm này “ Đây là môn tâm lý học và triết học của đạo Phật “ Theo tác giả EGERTON C. BAPTIST thì đây là tài liệu siêu hình học. Ở trang 4 phần mở đầu, dịch giả còn tìm thấy tài liệu này là môn đạo đức học. Nếu hiểu như trên, có nghĩa là tài liệu này là một tài liệu thuần túy triết học, chẳng liên quan gì đến bộ môn thiền định cả. Tên tuổi của các tác giả nói trên, quá sáng chói trên bầu trời tăm tối của bộ môn thiền định, thiền định của Sakya Muni đã đi vào ngõ cụt. Thiền định nguyên thủy của trường phái này là đứa con ngoài giá thú. Kính thưa quí đọc giả, Bất kể là ai, bất kể trường phái nào, nếu ai đó cứ liều lĩnh thiền định mù, chẳng có lý thuyết nào làm cơ sở, tháng năm trôi qua… sẽ có những hiện tượng khác với bình thường xẩy ra, không biết hỏi ai, mà có ai biết đâu mà trả lời!. Nếu tình cờ đọc một số trang ở tài liệu trên, sẽ thấy sao có sự trùng hợp kỳ lạ, khó hiểu…Thí dụ trang 17, 21, 88, 111, tập I. Trang 5 tập II. Dần dần với thực chứng thực tế, người ta nghi ngờ tài liệu này hình như không phải là một tài liệu triết học thì phải, cũng chẳng phải là tài liệu tâm lý học của bất cứ trường phái nào cả! Thế rồi sự thật đã được khẳng định sau nhiều thập kỷ thử nghiệm. Cuối cùng thì cái kết của kịch bản này cũng có hậu theo kiểu phim của Mỹ, mọi việc đều ổn thỏa. Phát hiện này xuất phát từ thực nghiệm qua nhiều thập kỷ, chính cũng nhờ phát hiện những sai lầm đã tạo nguồn cảm hứng cho một lý thuyết mới ra đời. ( Còn nữa ) Người biên soạn ( dt 0915527361) Ngày đăng 1/6/2020 |