LINH HỒN MÓN NỢ KHÓ TRẢ
1-Xin phép nhắc lại cùng quí độc giả. Một quí bạn ở NEW ZEALAND , có nhã ý tham gia một số ý kiến . Ở phần một , nói về nhu cầu tìm tài liệu chính qui , chính thống để thực hành thiền định . Qua nhiều bài viết , Đề mục này có đề nghị 3 cách như sau : 1- Tài liệu vi diệu pháp ( thiền định) 2- Tài liệu chân ngôn Patanjali ( thiền định) 3- “Tu tâm, sửa tánh” không cần tu thiền 2- Xin phép nhắc lại ý kiến thứ 2 của quí bạn nói trên . “ Câu truyện thì cũng quanh quẩn mình là ai ? đã từng là ai? Tu hành như thế nào ? con đường ( nhiều ngõ) nào để giải thoát , kỹ thuật đúng hay sai? Con đường nào để giải thoát , quay về giúp bà con tu hành. Linh hồn là cái gì? Thế nào là chết linh hồn và truyện có lại được nó? Còn nhiều cái nữa…” Xin phép đúc kết lại để hầu quí độc giả , có lẽ có 3 vấn đề: - Mình là ai? - Vấn đề giải thoát - Vấn đề linh hồn Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à ! tôi thấy đây là 3 đề tài quá rộng ! đề tài giải thoát thuộc về thuần túy của phật giáo , còn hai đề tài còn lại thuộc bộ môn siêu hình học của triết học. Trong khuôn khổ hạn hẹp của 1 bài viết không chuyên ngành, có lẽ chúng ta chỉ nên tiếp cận đến 1 đề tài nào đó , ở dước góc cạnh đời thường , mang tính chất thực tế , thực dụng . Mặt khác ,còn có thể ứng dụng vào việc thực hành thiền định . Ông Tổng Quản . Kính thưa quí độc giả , ở đây chúng ta thử tiếp cận đến một đề là “ linh hồn” mà thôi . Đây là một đề tài quá cổ xưa , mới đề cập tới đã làm cho người nghe quá chán ngán ! tuy nhiên, như quí độc giả đã biết , đây là một trong một số vấn đề then chốt của kỹ thuật thiền định , nếu không hiểu rõ sẽ làm cho chúng ta lúng túng lúc nhập định , cũng như lúc xuất định . Rất có thể đã,đang và sẽ xẩy ra cho quí vị thực sự nhập định .Thật vậy, nếu nhập định được ( thực sự nhập định) quí vị tự hỏi : tôi ở đâu ?( lúc nhất tâm) hay là tôi chết rồi ? nguy hiểm quá! lúc xuất định , lúc trước tôi ở đâu nhỉ? Thế này là thế nào ? còn nữa , nếu quí độc giả - may mắn nói theo ngôn từ đời thường – nhập các lớp định cao hơn , lại làm cho quí độc giả âu lo hơn .Thí dụ thiền vô sắc , ủa! sao tôi không nhìn thấy gì cả ? tôi bị mù hả? bị mất khả năng nhìn thấy quá khứ , vị lai…? Sao lại thế này ? thế này là tiến bộ hay thụt lùi ? đêm mằm mơ thấy đến nơi này nơi kia ? thế là thế nào? Gặp những người lạ có khi lại là thân nhân đã khuất vv… Còn rất nhiều vấn đề khác. - Kính thưa quí độc giả Việc chọn đề tài linh hồn , không phải là để bàn luận theo chiều hướng triết học , mà có lẽ là để hầu quí độc giả nhằm giải quyết kỹ thuật thực hành thiền định , bớt đi những rào cản trên tiến trình thiền định . Tam Tiểu Thư Ở thế kỷ 21 này mà mình nói về linh hồn , e rằng người ta cho mình lạc hậu, tôi nói cho ông biết, khoa học cho là linh hồn là ảo ảnh , ảo giác, ảo tưởng ( ILLUSION , DELUSION , HALLUCINATION ) đủ thứ ” ảo”, ảo là không có thật, đó là nói theo tâm lý học , phân tâm học, tâm thần học …còn nói theo sinh học thì đó là hệ quả của điện -sinh- hóa vv…Nếu nói có hồn , thì hồn ở đâu ?còn triết học tôi không bàn đến , vì quí độc giả đều quá rõ và mệt mỏi về đề tài này rồi ! ông có cách nào nói về vấn đề này cho nó vui hay thực tế không? Ông Tổng Quản -Chắc quí độc giả còn nhớ lúc này Kiều đặn đò Thúy Vân trước khi ra đi. “ Mai sau dầu có bao giờ - Văn thơ của LAMARTINE ( Pháp) OBJETS INANIMES - AVEZ VOUS DONC UNE AME hỡi các vật vô tri ! phải chăng bạn cũng có một linh hồn . - Tín ngưỡng dân gian .( linh hồn hóa , nhân cách hóa…)TOTEM( vật tổ) Hà Bá , Sơn Thần , Thổ địa, Ông địa,vv… - Nói tóm lại, linh hồn được dân gian khắp nơi , mọi lúc mặc nhiên công nhận. Văn hóa Việt Nam có rất nhiều bài thơ với nội dung là “ khi tôi chết nhưng …linh hồn không chết”về rất nhiều nội dung khác nhau .Xin đơn cử một bài “ cảm đề “ để quí độc giả cảm nhận tính chất lãng mạn, tâm trạng của một linh hồn bất kỳ nào đó , có thể đó chính là một quí ngài nào đó ! “ Bài thơ Cảm Đề” Nếu tôi chết thì việc gì sẽ đến ?! Ở Tây Tạng , linh hồn có một vị trí được ưu đãi đặc biệt , đúng như câu thơ “ chết là hết! ai bảo là chấm hết “.Với tài liệu BARDO-THODOL Việt Nam dịch là “ tử thư” thì linh hồn ( nếu có thật) đã tìm được miền đất hứa( TERRE PROMISE- LAND OF PROMISE ) .Vừa mất nơi ở,vừa mất quốc tịch , thì với tài liệu tử thư, linh hồn con người lại được hồi sinh tìm được nơi ở mới .Được cấp thẻ xanh (trung ấm thân) đợi quốc tịch mới (tái sanh ở một cuộc sống mới). Một kịch bản tích cực , có hậu .Tuy nhiên, linh hồn cũng phải học, phải thi .Bộ môn học có lẽ khó nhất là năng lực thiền định .Thât vậy , lúc ở trần gian học đã không xong , nay ở giai đoạn chuyển tiếp mà học thì khó quá phải không quí vị? Tam Tiểu thư: -Tôi thấy cổ Ai Cập cũng có “ tử thư” vậy , còn sang hơn nữa hình như là có nhiều cuốn cho các vị vua( PHARAON). khác nhau . Có thể còn những cuốn tử thư khác, “ linh hồn học “khác mà mình chưa biết chừng ? À, mà tôi nhớ ra rồi ! ở thế kỷ 21 này , cũng có các quí ngài ở Việt Nam có tài liệu” tử thư made in VN “ đó là kinh “ hộ niệm” khá phổ thông .Tôi đã nhiều lần được nghe tài liệu này ở các cơ sở tôn giáo ở Sài Gòn. Nội dung khá dài: -Gồm sơ yếu lý lịch người quá cố, chỉ thiếu có số phone thôi, lời lẽ bi thương, ai oán…Điểm mạnh của loại tử thư made in Việt Nam này tương đối ngắn so với các tử thư khác . Biện pháp khắc phục khá đơn giản , dễ thực hiện , ai cũng làm được. Cụ thể là qui phục ba vấn đề thì mọi việc OK hết . Chỉ có thế thôi,thân nhân vong linh đóng lệ phí, có một vị lo thực hiện qui trình rất chuyên nghiệp.Vong linh của người quá cố chỉ việc thực hiện theo hướng dẫn của vị chủ lễ. -Mà ông Tổng Quản này ! thực tế có những trường hợp nào cho chúng ta thấy ít nhiều , sự hiện hữu , sự tồn tại của linh hồn ? còn trong cuộc sống đời thường có không ? ông mau xem cuốn “ tạp thư” có thông tin gì? Ông Tổng Quản. -Có đây! Đây là một trường hợp điển hình về ma ( linh hồn) mà một người tự trọng , có lương tâm phải thận trọng khi đưa ra lời COMMENT . Vì chính vị đưa thông tin này rất thận trọng, cụ thể là đã suy nghĩ từ năm 1927 cho đến năm 1953 mới đưa ra thông tin , vị này đã chấp nhận hệ quả là bị chế giễu( RIDICULE) .Thực tế là bị chế giễu thật, cho là ảo giác vì mệt mỏi quá , vì buồn ngủ , quá căng thẳng… Đây là câu chuyện của đại tá CHARLES LINDBERGH, người đầu tiên của lịch sử nhân loại , đã bay qua Đại Tây Dương “ NON STOP SOLO FLY” Kính thưa quí độc giả. Ngày hôm nay, có thể có nhiều quí độc giả ,không thể hình dung được những khó khăn mà quí ngài CHARLES LINDBERGH phải đương đầu vào lúc bấy giờ ( cách đây gần 100 năm) .Quí độc giả chỉ cần mua một cái vé là có thể bay sang Mỹ có thế thôi! Quá đơn giản! chiếc máy bay SPIRIT OF SAINT LOUIS có thể coi là máy tốt nhất lúc bấy giờ . Giá lúc đó khoảng 150.000.000 USD . Có thể bay xa 6400cs có tốc độ bình phi 160- 170km/h, nặng 800kg, riêng xăng và nhớt 1.200 kg. Quãng đường mà quí ngài CHARLES LIND BERGH bay từ Mỹ qua Pháp là 5600km thời gian 33h 30 phút . Trong chuyến bay đường dài và đơn độc , Charler Lindberdgh đã trải qua một trạng thái biến đổi ý thức ( AN ALTERED STATE OF CONSCIOUNESS) trong trạng thái này , ông ý thức mình có ba phần : -Thân vật lý : HIS BODY -Thân tinh thần, tâm lý: HIS MIND -Linh hồn: HIS SPIRIT Hiện hữu thành 3 thực thể riêng biệt ( EXISTED AS SEPARATE ENTITIES) tuy nhiên, ông không hề sợ hãi . Máy bay chứa đầy các hồn ma ( GHOSTLY BEINGS) họ trong suốt và không trọng lượng, họ trấn an, cho lời khuyên bằng giọng nói thân hữu của con người . Sau đó , CHARLES LINDBERGH mất tất cả cảm giác về cơ thể vật lý . Cái gì đó được mô tả như là kinh nghiệm huyền bí ( MYSTICAL EXPERIENCE ) .Tuy nhiên, ông vẫn ý thức được là mình đang tồn tại trong cuộc sống ( quí độc giả có toàn quyền đánh giá câu chuyện này! ). Sau đó , người phi công lừng danh này ( nổi tiếng hơn cả tổng thống Mỹ ) cho biết quan điểm của mình về cái chết “DEATH NO LONGER SEEMS THE FINAL END IT USED TO BE .BUT RATHER THE ENTRANCE TO A NEW AND FREE EXISTENCE WHICH INCLUDES ALL SPACE ALL TIME” Cái chết không còn được coi như là kết quả cuối cùng như mọi người lâu nay cho là như vậy .Có lẽ đúng hơn ,đó là cánh cửa để đưa đến đời sống nước tự do , nó chứa đựng tất cả không gian , thời gian. Ở trên là một trong những trường hợp có đầu đề “ gần chết thì được người bạn ma giúp đỡ” (NEAR DEATH AIDED BY GHOSTLY COMPANION - CNN) .Qúi độc giả có thể tìm thêm thông tin với đầu đề kể trên . Tất nhiên , còn nhiều thông tin khác. Tam Tiển Thư Tôi hiểu vì sao chúng ta lại chọn trường hợp kể trên .Charles Lindbergh là một người Mỹ , không biết gì đến các tài liệu “ luận hữu ngã”( tài liệu dạng” luận” vi diệu pháp nhưng đây là loại luận bảo vệ quan điểm có linh hồn, gọi là” tam pháp độ luận”) .Thực tế quí ngài này lại mô tả rất giống với tài liệu “ luận hữu ngã” là con người có ít nhất là ba thành phần riêng biệt : vật chất( sắc) tâm lý (tâm) linh hồn. Quí độc giả có thể tham khảo tài liệu này của ngài Thích Thiện Châu với tác phẩm “ Tam Pháp Độ Luận” -Charles Lindbergh khi trình bày quan điểm về cái chết , rất giống với các kinh nghiệm của người cận tử ( ở thời điểm này người ta ít biết- hay nói đúng hơn –chưa biết đến hiện tượng cận tử) hoặc người nhập định .Cụ thể là cái” tôi” vẫn hiện hữu , nhưng dễ chịu và sáng suốt hơn lúc bình thường. Này ông Tổng Quản ! những việc ở trên xa vời quá , có kinh nghiệm gì có vẻ dân gian , đời thường mà ai cũng có thể dễ dàng hình dung , dễ hiểu , để có khái niệm về linh hồn . Ông Tổng Quản -Cuốn tạp thư có đưa ra một số thí dụ khá đơn giản .Tuy nhiên , cách giải thích , cách hiểu tùy vào năng lực tiếp thu của từng cá nhân , rất mong quí độc giả thông cảm . Sau đây là phần trình bày . -Có lẽ ai cũng nằm mơ , ít hay nhiều , có thể giấc mơ đẹp , trung bình, và có giấc mơ được gọi là ác mộng. -Có một số vấn đề mà chúng ta nên để ý sau đây: Cái tôi , dù là loại giấc mơ nào thì nhân vật chính vẫn là “tôi “.”Tôi” có thể nhớ giấc mơ đó hoặc “tôi “ quên giấc mơ đó . Nếu tôi kể cho ai nghe về một giấc mơ nào đó thì sẽ như sau :” tôi mơ là tôi đi , tôi làm cái này , cái kia, tôi gặp người quen , người lạ vv…Cái tôi là chủ từ( SUJET) của các động từ ( VERBE) Ngoại cảnh , ngoại cảnh của giấc mơ có lúc giống , đại để là khác đời thường từ ít đến rất nhiều các tình tiết cũng vậy không theo Logic đời thường . Thí dụ : tôi bay là là trên các ngọn cây ở nơi nào lạ lắm.Tôi ở một nơi dễ sợ Bị mơ , Tôi không muốn(giấc mơ tiêu cực) mà cứ ngủ là tôi cứ mơ, nhất là giấc mơ làm tôi sợ hãi. Từ người dân bình thường , cho đến các vị vua cũng mơ thấy ác mộng. Nhiều công trình vĩ đại là do các giấc mơ của các vị vua . A.Giải thích về giấc mơ sơ lược theo khoa học hiện đại -Giấc mơ là hệ quả tương tác của các yếu tố : Sinh , hóa, điện vv… -Phân tâm học : cuộc sống là dồn nén tạo ra ẩn ức ( REFOULEMENT) .Sự giải thoát ẩm ức ( DEFOULEMEND) được giấc mơ thực hiện một cách cơ học, nhằm làm giảm bớt áp lực ở khu vực tiềm thức ( SUBCONSCIENCE). Nếu cơ chế này hoạt động không tốt , khu vực tiềm thức bị quá tải ( SURCHARGER- OVERLOAD ) sẽ tràn qua khu vực ý thức( CONSCIENCE) một cách vô ý thức( INCONSCIEMMENT). Tâm lý chúng ta sẽ mất quân bình.Tóm lại, giấc mơ kỳ cục , khó hiểu , vì mang tính chất tượng trưng , biểu tượng. Nó biểu tượng hóa ( SYMBOLISER) các vấn đề một các khéo léo đến mức khó hiểu, đó là một dạng chữ tượng hình (HIEROGRAM) của bộ máy tâm lý con người . Kính thưa quí độc giả! Có rất nhiều vấn đề không thể giải thích được theo cách giải thích của khoa học .Thí dụ: sự hiện hữu của cái “tôi “ , cái”tôi” bình thường có vẻ nhất quán trong mọi tình huống của giấc mơ, cái tôi có vẻ liên tục từ đời thường cho đến các loại giấc mơ ở các thời điểm, địa điểm khác nhau . Nói tóm lại, “ tôi vẫn là tôi” . Trong giấc mơ, cái tôi tách ra khỏi cơ thể vật lý một cách rõ ràng, Cái tôi có vẻ gọn nhẹ hơn lúc bình thường.Đôi khi tôi còn biết trước những việc sẽ xẩy ra hiểu những việc mà bình thường không hiểu được, đến những nơi rất kỳ lạ ? sao vậy? B- Học thuyết vi diệu pháp và thiện định có cách giải thích ba vấn đề nêu trên : -Bị mơ - Ngoại cảnh giấc mơ. -Sự tồn tại của cái tôi. Bị mơ? Mơ là hiện tượng tự nhiên của thế giới tự nhiên .Cấu tạo tâm ( có một số hiện lượng nào đó , tùy cá thể 100, 150,200 vv… cái tâm) phải” tương thích “ với cấu tạo sắc( sắc là vật chất , thí dụ số lượng là 20, 30, 40,… các vật chất) chính sự cấu tạo khác biệt này mà người ta khác nhau, gọi là “ cơ địa” “ thể trạng cá nhân” . sự “ tương thích” này gọi là định luật” tương ưng” dân gian gọi là “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”( kinh dịch). Mỹ họ gọi là “ BIRDS OF A FEATHER FLOCK TOGETHER” ( chim cùng bộ lông tìm đến với nhau)-Ngược lại , nếu một trong hai yếu tố ( tâm , sắc) có sự thay đổi , thì định luật “ tương ưng” bị phá vỡ .Thí dụ , lúc bịnh ,yếu tố vật chất bị kém đi, thu hẹp lại , không còn” tương ưng “ với yếu tố tâm ( vì tâm không thay đổi), tâm tự động tách ra một phần ( ta mê đi: coma) và thoát ra hẳn ( ta chết). Bị mơ là cái gì? Lúc ngủ cấu tạo tâm giảm đi rõ rệt( điện não đồ có thể minh họa điều này) số lượng tâm và số lượng sắc không còn “ tương ứng” như lúc bình thường, lúc thức. Tâm tự tách ra khỏi cơ thể vật chất một cách tạm thời ,phiêu bạt vô định. Đây chính là lúc ta mơ. Tuy nhiên, lúc nhớ lúc không, có thể đây là cơ chế của giấc ngủ . Sau một thời gian nào đó , cơ thể vật chất phục hồi số lượng sắc, tâm, lai quay lại hội nhập, do định luật tương ưng được thiết lập lại . Do đó , có thể nói ngủ là cơ chế thiền định thụ động , bẩm sinh. Ngoại cảnh của giấc mơ Do cấu tạo tâm ( cụ thể là số lượng tâm ít đi rất nhiều ) và do đinh luật “ tương ưng” chúng ta sẽ bị cảnh giới phù hợp với mình , với tâm lý của mình, thích cái gì thì chúng ta được thỏa mãn một phần nào đó ( phân tâm học cho là hình thức giải thoát ẩn ức). Quí độc giả thử ôn lại xem nói thế có đúng không? Con người ở cảnh giới “ sắc dục giới” yếu tố vật chất là “ bản tánh sắc” ( yếu tố vật chất xác định nam , nữ) là cơ bản của cảnh giới này . Do đó, khi ngủ tâm của chúng ta” thoát xác” ( xuất hồn) còn gọi là mơ , hay quan hệ nam nữ với các chúng sanh cùng cảnh giới. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa cảnh” sắc dục giới” và cảnh” sơ thiền hữu sắc”. Tu thiền cũng có hiện tượng” thoát xác” . Nhưng vì không có yếu tố bản tánh” sắc” nên chỉ thấy “ tâm đứng im” . Khi mơ chúng ta cảm thấy cảnh tượng lạ , vì đó là cảnh giới , tùy thuộc vào cấu tạo tâm của chúng ta.Chính vì thế, không bao giờ chúng ta thấy một cảnh giới( ngoại cảnh nào đó) hai lần! vì tâm chúng ta thay đổi liên tục . Vấn đề linh hồn Tranh luận về linh hồn thì không bao giờ hết . Từ thuở bình minh của lịch sử nhân loài cho đến nay .Tuy nhiên, bất cứ ai đó thực chứng thiền định đều có thể tự tìm cho mình câu trả lời , chúng ta thử quan sát từ cuộc sống đời thường cho đến các lớp định . Dù thức hay ngủ , lúc mơ, … chúng ta đều thấy có một cái “tôi “biết các diễn tiến, tiếp thu, suy nghĩ, ghi nhận, cái tôi có thể so với một cái camera thông minh , có sự kiện thì nó ghi nhận , không có gì thì thôi . Khi thiền định thực sự nhập định lại càng nổi bật , dù ở bất cứ lớp định nào , cái tôi đều biết rất rõ trạng thái đó , kể cả ở cảnh giới vô sắc. Chúng ta có thể hiểu” linh hồn”hay cái “tôi “ là một thực thể riêng biệt với các cái khác như: cấu tạo tâm, cấu tạo sắc, nghiệp lực. Có lẽ chính CHARLES LINDBERGH đã chứng nghiệm điều này ở trạng thái thay đổi ý thức( ALTERED CONSCIOUSMESS ) nói theo tâm lý học thiền định, thì cho là vô tình đạt được trạng thái “ định tâm- nhất tâm” . Thật ra ông đã vô tình làm một “ thao tác quy trình “để nhập định như sau: 1-Tìm mục tiêu: Âu Châu, nước Pháp, thành phố Paris sân bay BOURGET 2-Tứ: liên tục chú tâm vào mục tiêu nói trên suốt 33h 30 phút 3-Nhứt tâm: trạng thái nhập định Chính vì ở trạng thái này, ông đã thay đổi cách nhận biết thế giới khách quan, ông có thể giao tiếp được với các thực thể , linh hồn lạ.Ông nhận biết mình có nhiều thực thể riêng biệt : cơ thể vật chất cơ thể tâm lý , linh hồn của mình .Vì hoàn toàn không biết bộ môn thiền định , nên làm cho ông phải suy nghĩ từ năm 1927 cho đến 1953 mới công bố sự kiện , có cái gì đó gọi là “ kinh nghiệm huyền bí” ( MYTICAL EXPERIENCE ). Dư luận Âu Mỹ giải thích đó là ảo ảnh , ảo giác(HALLUCINATION) vì buồn ngủ( bay lâu quá không ngủ) vì mệt quá sức…giải thích quá hợp lý dễ hiểu với tri thức luận lành mạnh . Tam Tiểu Thư -Lịch sử thường tái diễn .Ở vào một thời điểm người ta cho là , chỉ có thiên thần mới bay,vậy việc làm ra máy bay là điều không thể thực hiện được , nếu không muốn nói là điên rồ !trong giai đoạn thai nghén của cơ học lượng tử người ta cho là , tòa nhà vật lý đã hoàn hảo , không còn gì để thêm bớt! -Vì sự sống còn của chính mình , có lúc khoa học phải chuyển hướng để tự làm mới chính mình, như đã từng làm trong lịch sử. BÚT DANH : MÔT CỘNG TÁC VIÊN ( Đăng ngày : 27.04 .2018 ) |