Cái nhìn của một số bộ môn khoa học về vấn đề tu Tam tiểu thư: Ngày nay, khi đến một cơ sở tôn giáo nào đó tại Saigon, chúng ta thường nghe quí thày luôn luôn đọc câu: qui y phật ( thì được cái này… ),qui y pháp ( thì được …), qui y tăng ( thì được…).Thật sự đây là một đoạn trong bài kinh có nguồn gốc từ Trung quốc ( độc giả có thể tham khảo các tài liệu kinh ngụy tạo – APOCRYPHA- Ông tổng quản à! Có phải thực trạng xã hội Đông, Tây về việc tu đều như trên, tôi thắc mắc không hiểu người ta tu vì động cơ nào ? Công cụ để thực hiện chính là kỹ thuật vi diệu thiền định và được xử dụng cả đời mình.Sau này chúng ta tìm thấy kỹ thật này trong các tài liệu “ luận “ của các hệ phái, dù có khác nhau nhiều điểm nhưng cơ bản vẫn xử dụng công cụ thiền định. Một số tài liệu cho là, giáo chủ của các đại trường phái ngày nay, ít nhiều cũng có “ trầm tư mặc tưởng “ đúng hơn là “ thiền định “ theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, không có một kỹ thuật nào thực sự được ghi chép lại. Tam tiểu thư: Ông tổng quản này! Có lý do nào khác nữa để con người chọn việc tu như một công viêc chính thức của đời mình? Ông tổng quản: Nhiều lắm, không thể kể hết được, tôi chỉ nêu một số phổ thông điển hình.Trước nhất, thành thật xin lỗi cùng quí vị chân tu! Có một số người đi vào các cơ sở tôn giáo vì không chịu nổi áp lực của cuộc sống xã hội, dù bất cứ tuổi nào, thời buổi nào, như trong thời chiến, vào các chùa tu thì được miễn đi lính…vì điều mà ai cũng rõ, đời sống trong một cơ sở tôn giáo , ít gian lao, nguy hiểm như đời của một người lích tác chiến. Duy trì sự sống là khuyng hướng bản năng của bản năng bảo tồn, thể hiện cụ thể của qui luật “ tranh sống “để sinh tồn ( STRUGGLE FOR LIFE ). Phải nói ngay từ đầu, tu- hiểu theo nghĩa tích cực, hiểu theo phân tâm học, thì cũng bình thường mà thôi! ,chẳng có gì là thiêng liêng,” thăng hoa”, huyền bí…tu thực sự, ở nghĩa tích cực nhất, là sự thể hiện của bản năng bảo tồn, nôm na gọi biện pháp tránh cái chết vĩnh cửu, tránh cái khổ, tìm kiếm nối dài sự sống, niềm hạnh phúc, khoái lạc…đây là bản năng cơ bản nhất của tất cả các sinh vật ( nếu chúng ta công nhận có bản năng bảo tồn ).Bản năng bảo tồn có rất nhiều biến thể: hình thức tu khổ hạnh ( MASOCHISM ); dùng người hay vât, giết chết để làm vật tế thần ( SADISME ); van vái, cầu xin vì mặc cảm tự ti (INFERIORITY COMPLEX). Thờ vật tổ ( Totem, hình, tượng, vật tượng trưng…) là do tâm lý bán khai, lẫn lộn, không phân biệt được chủ thể và khách thể- văn chương nghệ thuật gọi là nhân cách hóa “…mây xin dừng chân đến với tôi một đêm, xin đừng…”. Theo tâm thần học ( PSYCHIASTRY ) thì việc thích đốt nhang, đốt lửa, tụng niệm nhiều lần một câu gì đó là hình thức rối loạn tâm thần ( MENTAL DISORDERS ) về ứng xử và tri giác ( BEHAVIOUR, PERCEPTIONS ). Tam tiểu thư : Cái nhìn của khoa học về viêc tu – tất nhiên chưa biết đúng hay sai-,cũng giúp cho chúng ta tránh được những sai lầm không nên có,”phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phải không ông tổng quản?, vậy theo ông, tu đích thực là gì?, nếu bí thì ông thử tham khảo cuốn “ tạp thư “,xem có thông tin gì về việc này không? Ông tổng quản: Theo cuốn “ tạp thư “ thì tu, đơn giản là con người thể hiện cụ thể bản năng bảo tồn vốn có. Không tu chẳng có gì là xấu xa,” đồi trụy”, có tu cũng chẳng có gì là” thăng hoa”, kể cả thiền định cũng chỉ là viêc phát hiện và vận dụng các định luật của thể giới tự nhiên, ứng dụng vào một hệ thống chính qui, gồm những thao tác kỹ thuật từ đơn sơ đến cực kỳ phức tạp, nhằm chủ động tự làm thay đổi cấu tạo của chính mình, theo mục đích mình đã đề ra. Nếu thao tác kỹ thuật này thành công, người thực hành đạt được mục đích là, sẽ hiện hữu ở cảnh giới mà mình mong muốn trong lúc định tâm ( còn gọi là nhập định ), hoặc sau này, sau khi bỏ lại thân xác vật lý. Tam tiểu thư:
BÚT DANH : MÔT CỘNG TÁC VIÊN (Đăng ngày : 29.05.2017)
|