CƠ HỌC THIỀN ĐỊNH (tiếp theo) Hiện trạng bộ môn thiền định - Chỉ viêc đi vào một siêu thị bất kỳ, ta sẽ bắt gặp những sản phẩm không biết tên là gì, dùng làm gì. Đây chính là bức tranh cụ thể của chủ nghĩa duy vật thực dụng. Do đó, bộ môn thiền định phi thực dụng rất khó sống sót. Chúng ta có lẽ nên chọn trường phái Sakya Muni, để đối chiếu quan điểm thiền định với mô hình của thánh nữ Theresa Avila. Sở dĩ chúng ta chọn trường phái thiền định này vì tính chất nhất quán và chinh qui cao. Nếu hiểu theo quan điểm này, thì kỹ thuật “ chiêm nghiệm “ và “ tâm niệm “ ( từ ngữ của Ki tô giáo) của thánh nữ Theresa Avil, không đủ thuộc tính để gọi là thiền định, hay nói đúng hơn chẳng liên quan gì đến thiền định cả. Quí đọc giả nào đã từng nhập định thì hiểu rất rõ, thậm chí là khá ngạc nhiên về những ấn chứng của vị thánh nữ. Với quan điểm của phân tâm học, thì cho đây là trường hợp điển hình của sự dồn nén bản năng tình dục, sau đó là việc giải thoát ẩn ức ( DEFOULEMENT). Hiện tượng này hết sức phổ biến, quí đọc giả có thể tham khảo về tiểu sử sẽ hiểu rõ hơn. Với cuộc sống duy vật chủ nghĩa, các vật dụng, sản phẩm phải đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, thì người tiêu dùng mới sử dụng. Thực phẩm, thuốc có FDA ( FOOD AND DRUG ADMINISTRATION ); máy móc thì CÓ OEM ( ORIGINAL EQUIPMENT MANUFACTURE ); dầu nhớt có API (AMERICAN PETROLIUM INSTITUTE )…Với một bối cảnh như thế này, thì bộ môn thiền định khó có cửa, để trở thành một bộ môn chính qui trong xã hội loài người Thế kỷ 19 và20, có 2 vị nữ rất nổi tiếng, lại làm cho bộ môn thiền định càng trở nên khó hiểu hơn nữa. Với tác phẩm “ Vén màn ISIS ( ISIS UNVEILED ), quí cô BLAVATSKY cho biết có một linh hồn trong cơ thể của mình (SECOND CONSCIOUS NESS within her body, referring to it as “ the lodger who in me). Nói nôn na, tác phẩm trên là do một vong linh viết. - Tiền bán thế kỷ 20, một người Anh tên Cyril Hoskin, có viết một số tác phẩm, khoảng 20 cuốn sách, nổi tiếng thế giới, có dịch ra tiếng Việt “ The third eye “, Con mắt thứ 3. Với nhãn hiệu như thế, được kỳ vọng tài liệu này sẽ dạy cách để mở đệ tam nhãn… Sự thật không phải như vậy. Quí vị nào ít nhiêu thật sự thấy, biết nhờ vào công phu thiền định, sẽ thấy tài liệu này không phù hợp với thực tế mà mình đã thực chứng. Đây là một đặc tính nổi bật của các tài liệu Ấn Độ. Những câu viết ngắn gọn được gọi là - Từ ngữ “ thần giao cách cảm “, thực sự tiềm ẩn kết quả của cả một quá trình thực hành thiền định, có thể mất cả đời người với thành quả tích cực. Quí đọc giả nào tâm huyết gắn bó với bộ môn này, sẽ thực sự chia xẻ quan điểm nêu trên. Hậu bán thế kỷ 20, có quí cô BARBARA ANN BRENNAN với tác phẩm “ Bàn tay ánh sáng “. với kinh nghiệm của chính bản thân mình, đã được đánh giá tích cực bằng thực nghiệm. Mặc khác, cô còn có một kiến thức chắc chắn về khoa học hiện đại, nên tác phẩm này là một cuốn bách khoa toàn thư về việc điều trị bệnh tật bằng tâm lý, nếu tư duy hơn gọi là tâm linh. Tuy nhiên, chính khoa học gia cho biết, kiến thức về vấn đề chuyên nghành, lại do một vong linh tên là HEYOAN cung cấp. - Còn rất nhiều vị khác nữa, đạt được những thành tích mang tính chất lịch sử lại do hồn ma chỉ đạo, thí dụ Charles Lindbergh. Theo như tự thuật của ông, thì không phải là gặp ma, mà là do ảo giác ( HALLUCINATION ). ( Quí đọc giả có thể truy cập thông tin độc lập để xác minh ). - Ở đây chúng ta chỉ nêu lên một số sự kiện nổi bật một thời ở xã hội Âu Châu. Chính những tác giả nói trên, đều đề cập đến bộ môn thiền định một cách thiết tha. Từ Therera Avila cho đến Barbara Ann Brennan đều đề cao việc tư lự, trầm tư mặc tưởng, cho đến cái gì đó tương tự nhập định. Nhưng cuối cùng thì không phải nhập định. Thực tế, đều do các vong linh viết ra theo quan điểm của mình. Trước năm 1975, Việt Nam có hai vị viết 2 tài liệu nói về hệ quả của việc tập thiền định. Tài liệu 23 tháng tu thiền định của ông H.V.E, Ngài Minh Đăng Quang nói về việc xuất hồn bay trên thành phố Sai gòn. Với đầu đề “ Có tái sinh nhưng không có sự tái sinh “ trong tác phẩm “ Lưới trời ai dệt”, tác giả N.T.B nêu lại vấn đề “ le problem du même et de’ l’autre “. - Điều khó khăn cho người thực hành bộ môn này, là muốn tìm hiểu về diễn viên đã học cái gì để trở thành diễn viên chuyên nghiệp, chứ không phải là xem khán giả bình luận về kịch bản, diễn viên của bộ môn thiền định. Ở khu vực này các phòng đều trống, đứng về mặt giáo trình sư phạm. Nói như vậy, không phải là không có bài vở, không có thày, mà có thể còn hơn cả thế nữa.Tuy nhiên, dường như thực tế không có kết quả tích cực được ghi nhận một cách khách quan, được thực nghiệm đánh giá. Chắc chắn có nhiều đọc giả, gắn bó với bộ môn này trong nhiều thập kỷ, cũng muốn tìm một giáo trình nào đó thực dụng, khả thi, ít nhiều cũng phải phù hợp với logic đời thường. Nhưng càng tìm, lại càng không thấy. Bộ môn này đã có nhiều ngàn năm tuổi, nhưng thực tế chỉ là em bé sơ sinh Người biên soạn tài liệu này, có nhiều cơ hội được gặp một số vị, từng nghe đồn đãi là có huệ nhãn, có vị ở các nơi rừng núi khó đến, một số vị được coi như ẩn sĩ, thực tế khi giao tiếp, thì thấy họ rất bị dồn nén, nói nhiều, chú ý nhiều đến việc ăn uống. Khi hỏi về việc tu tập có một chủ thuyết nào đó chăng, thì được biết , họ chẳng có một chủ thuyết rõ ràng nào cả. Ngoài các sinh hoạt bình thường, thì cứ ngồi ( hay nằm không ai rõ ) gọi là “ tịnh “ hay là thiền, tập trung tinh thần ở đỉnh đầu hay trước trán. Có thế thôi, hệ quả không có gì để kiểm chứng. (còn tiếp) Người biên soạn (dt 0915527361) Ngày đăng : 27/5/2020 |